Gạch Bát Tràng xây những nét đẹp nền móng xưa

     Trong thời buổi công nghiệp hoá, hiện đại hoá, người ta làm cái gì cũng cần nhanh, nhiều và rẻ. Vòng xoáy hiện đại và nghiệt ngã ấy đã cuốn theo nhiều làng nghề truyền thống, làm mất đi nhiều nét văn hoá cổ xưa.

     Gạch ngói Bát Tràng xưa kia là một trong những sản phẩm nổi tiếng khắp cả nước, nhưng để chạy theo nhu cầu thị trường, nhiều người dân Bát Tràng chuyển sang sản xuất gạch công nghiệp, khiến cho những phương thức làm gạch truyền thống dần bị mai một.

 

     Trăn trở trước thực trạng vốn quý của cha ông có nguy cơ bị rơi vào quên lãng, vợ chồng anh Lê Thu Cẩm và chị Nguyễn Thu Thuỷ - những người con đất Bát Tràng quyết tâm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

 

     Với đôi bàn tay, trí tuệ và khát khao gìn giữ vốn cổ, vợ chồng anh Cẩm, chị Thuỷ đã thổi sức sống mới, làm hồi sinh một sản phẩm tưởng đã chìm vào quên lãng. Gạch cổ Bát Tràng của anh chị không chỉ đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ mà còn mang cả giá trị văn hiến xưa, là sự kết tinh giữa phương pháp hiện đại và truyền thống dân tộc. Hành trình khơi lại vốn cổ của anh chị không bằng phẳng, dễ dàng, mà đã có những lúc phải chấp nhận thất bại, thậm chí là trắng tay.

 

Thành Cổ Loa (Hà Nội)

 

     Chị Thủy nói : “phải có lòng đam mê đến cháy bỏng, với sự  quyết tâm cao cùng sự tìm tòi và luôn luôn sáng tạo … mới có thể giữ gìn và phát huy được nghề này chú ạ” Quả thật có chứng kiến công việc của vợ chồng chị chúng tôi mới thấy hết sự khó khăn vất vả,  lam lũ. Để có được thành quả mà anh chị đã gây dựng lên, như ngày hôm nay.

 

     Cơ duyên đến với họ vào năm 1993 khi một kiến trúc sư người Pháp tìm đến và đặt mua gạch nung theo lối cổ với giá thành cao. Nhưng phải sau nhiều năm anh chị mới biết được gạch của mình chủ yếu để xây khách sạn, nhà cho người nước ngoài thuê. Đó thực sự là niềm tự hào, sức động viên quý giá để anh chị quyết tâm theo đuổi cái nghề “tận khổ” ấy.

 

     Theo anh Bằng ở 102 Xuân Diệu - Tây Hồ - Hà Nội - người chuyên xây khách sạn cho người nước ngoài thuê thì những chủ thầu người Pháp rất thích nhà xây bằng gạch Bát Tràng, cho dù phải tốn nhiều tiền của. Anh đã phải lặn lội về tận làng Bát Tràng tìm hỏi. Nói đến gạch Bát tràng nung theo lối cổ, hầu như ai cũng biết đến gia đình Cẩm Thuỷ - gia đình duy nhất còn sót lại làm sản phẩm này. Anh đặt mua và không ngờ gạch cổ Bát Tràng có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm gạch, đá nhập khẩu, nhân tạo mà chất lượng lại tốt hơn rất nhiều, lại rất được người nước ngoài ưa chuộng.

 

     Hầu hết các sản phẩm của anh chị Cẩm - Thuỷ đều được làm thủ công, từ khâu chọn đất sét, ngâm ủ, nhào trộn, phối mầu, đóng khuôn, phơi nắng… cuối cùng mang sản phẩm vào nung với nhiệt độ phù hợp…, khâu nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, điêu luyện. Đặc thù riêng biệt nhất là gạch của anh chị không nung bằng than, bằng ga, hay củi mà được nung bằng trấu. Trấu cháy âm ỉ trong vòng một tháng làm cho viên gạch được chín từ từ, từ ngoài vào trong.

 

     Anh chị cũng bắt tay vào làm cùng anh em công nhân, thậm chí còn vất vả hơn cả họ để tạo ra những sản phẩm chất lượng, uy tín nhất đối với người sử dụng.

 

     Viên gạch của anh chị được kỹ sư phương Tây ví như chiếc áo costton, mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Những khách hàng khó tính cũng rất hài lòng, vì nó phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khắc nhiệt của Việt Nam, hơn nữa lại bền đẹp với thời gian. Hiện nay nhiều gia đình người Việt cũng đã dử dụng gạch cổ Bát Tràng để xây biệt thự.

 

     Tuy giá thành hơi cao và hiếm, nhưng bất cứ chùa chiền nào, xây dựng hay trùng tu, tôn tạo anh chị cũng luôn luôn sẵn lòng cung tiến. Không chỉ bởi lòng thành tâm mà còn bởi nhà chùa là nơi quảng bá tốt nhất cho sản phẩm của anh chị.

 

     Gạch Bát Tràng của anh chị đã đi khắp chiều dài đất nước, được sử dụng trùng tu tôn tạo các đình chùa như Văn Miếu, Thành cổ Hà Nội, Chùa Hương, Tháp Chàm…các khu đô thị lớn như Ecopark, Mễ Trì… và nhiều biệt thự.

 

     Anh chị cũng muốn truyền nghề cho mọi người ,để kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá cổ truyền. Xong thật khó, bởi chính những người con sống ở Bát tràng còn chụi không thấu nỗi vất vả của nghề này.Chưa có ai giám hi sinh gắn bó vì nó cả.Nói như chị “nếu không cháy bỏng đam mê, cùng quyết tâm  …’ thì không thể trụ vững và tồn tại được.

 

     “Gạch Bát Tràng chảy vào huyết quản rồi, không dứt ra được. Đến chết tôi cũng muốn ôm lấy gạch Bát Tràng…” Đó là tâm sự của anh Cẩm, là động lực để anh tiếp tục truyền sức sống, hồi sinh một nét đẹp văn hoá cổ truyền. Quan trọng hơn là để cộng đồng được hưởng trọn niềm hạnh phúc trong những ngôi nhà bền đẹp

Lượt truy cập: 3529 - Cập nhật lần cuối: 29/10/2011 11:05:56 AM

Giỏ hàng