Bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng

     Thế kỷ 14 – 19 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Đại Việt và nhiều nước trên thế giới. Trong đó, đồ gốm là mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng ở nhiều nước trong vùng Đông Á và Đông Nam Á, đã tạo tiền đề cho nghề sản xuất đồ gốm ở Việt Nam đạt đỉnh cao.

      Trong thời gian này nghề làm gốm đã phát triển thành những trung tâm sản xuất mang tính chuyên môn hoá như: Bát Tràng (Hà Nội), Nam Sách (Hải Dương), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh) …

 

 

Cặp hũ có nắp, men rạn và lam, TK 19


     Đồ gốm Bát Tràng sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là những đồ gốm phục vụ nhu cầu tôn giáo như chân đèn và lư hương. Nhiều sản phẩm gốm loại này hiện lưu giữ tại BTLSVN có ghi khắc rõ tên tác giả, ngày tháng và nơi sản xuất tại Bát Tràng. Sản phẩm gốm Bát Tràng nổi tiếng thuộc dòng gốm hoa lam, hoa nâu, men nhiều màu và men rạn.

 

Dòng men chủ yếu của lò gốm Bát Tràng là gốm hoa lam.


Đỉnh có nắp, men rạn và nhiều màu, TK19

 

     Trong dòng gốm men nhiều màu, đồ thờ tự chiếm một tỷ lệ lớn hơn cả, với nhiều dạng lư hương, chân nến, long đình, song bình, độc bình… trang trí đắp nổi không men đề tài hoa lá, chim muông. Ngoài ra đồ gia dụng như: nậm rượu, bình vôi, bát điếu cũng là các loại đồ gốm khá phổ biến ở Bát Tràng.

 

     Gốm men rạn được sản xuất ở lò gốm Bát Tràng vào khoảng tk 17 – 19. BTLSVN hiện đang trưng bày một sưu tập gồm các loại hình chân đèn, lư hương ba tầng cánh sen, đỉnh có chân đế, lư hương tạo dáng một bông sen, đế lá sen. Ngoài ra, các loại chân nến trúc hoá long, đài thờ, hũ trang trí tứ quý, tượng Kim Cương, tượng Di Lặc, tượng nghê … cũng là những loại hình đặc trưng tiêu biểu cho dòng gốm men rạn Bát Tràng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Bình, men trắng xám Miệng loe, thân hình trụ, đế thấp. Hai quai rồng trên cổ, trên thân đắp nổi rồng mây. Men trắng xám. Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. Sứt. C: 63,4cm; Đkm: 14,5cm.

 

 

      Bình, men rạn ngà Bình có 2 phần, bình miệng vuông ở trên và phần đế là tượng voi quỳ. Xung quanh bình trang trí nổi đề tài tứ quý: tùng-trúc-cúc-mai. Men rạn ngà. Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. Sứt. C: 52,5cm; Đkm: 11 x 11cm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Bình, men rạn Bình có miệng và đế hình vuông, trang trí nổi băng lông công ở vai và tứ quý: mai - trúc - cúc - tùng ở thân. Minh văn viết bằng men lam dưới đế: "Cảnh Hưng niên chế" (Chế tạo trong niên hiệu Cảnh Hưng). Triều Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786). Vỡ, sửa lại. C: 44,4cm; Đkm: 12,5cmx12,5cm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Bình, men đen và trắng ngà Miệng loe, cổ hình trụ, vai phình, đế lõm. Trang trí nổi rồng và mây ở thành ngoài. Men đen và trắng ngà. Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. Nguyên. C: 62,5cm; Đkm: 20cm.

 

Bình lục giác, men rạn ngà Bình có miệng, đế hình lục giác, gờ miệng phẳng. Trang trí nổi băng dây lá dưới miệng, cúc và trúc với chim, mai với thỏ. Minh văn khắc dưới đế: "Cảnh Trị niên chế" (Chế tạo trong niên hiệu Cảnh Trị). Men rạn ngà. Triều Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Trị (1663-1671). Nứt đế. C: 56,5cm; Đkm: 19,7cm.

 

     Đài thờ có nắp, men rạn ngà Đài thờ có 2 phần, miệng hình ô van, nắp trang trí nổi núm hình Nghê, băng lá lật, mai - trúc - cúc - tùng, chữ "vạn", hổ phù. Men rạn ngà. Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 18. Nguyên. C: 30cm; Đkm: 20cm.

 

 

 

 

 

 

 

 

     Đỉnh có nắp, men trắng xám rạn Đỉnh có nắp hình vòm, chỏm là tượng Nghê vờn ngọc, xung quanh trổ thủng bát quái, gờ miệng phẳng, thân phình, 3 chân thú chạm nổi hổ phù, 2 quai hình rồng. Trang trí nổi các băng văn dây lá lật, hồi văn chữ T, lá đề và rồng trong mây. Minh văn khắc dưới đế: Vĩnh Hựu vạn vạn niên chi nhị, tứ nguyệt nhật cung tác). Men rạn trắng xám. Triều Lê Trung Hưng, tháng 4 năm Vĩnh Hựu 2 (1736). Quai rồng sửa lại. C: 60cm.

 

 

 

 

 

 

 

     Đỉnh có nắp, men rạn ngà Đỉnh có 3 phần: nắp, thân và đế. Nắp hình chữ nhật với chỏm tượng Nghê quỳ vờn ngọc, thân có 2 quai tượng Nghê chầu, đế là 4 chân thú. Trang trí nổi băng lá lật, lá đề, tùng, cúc. Minh văn kết hợp đúc nổi và viết bằng men lam (không men): "Thái sư, thiếu sư" và "Cảnh Hưng niên chế". Men rạn ngà.

 

 

 

 

 

 

 

     Chân đèn (phần dưới), lam xám và nâu Phần dưới chân đèn tạo dáng mai bình. Trang trí nổi các băng cánh sen, rồng mây trong hoa lá. Men lam xám và nâu. Triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Vỡ miệng, sửa lại. C: 38,5cm.

 

Đỉnh có nắp, men rạn và nhiều màu, tk 19

 

 

 

Lượt truy cập: 5166 - Cập nhật lần cuối: 18/11/2011 14:05:57 PM

Giỏ hàng